Phát triển nông nghiệp thông minh: Xu thế không thể đảo ngược

Nước ta đã và đang từng bước phát triển nông nghiệp theo xu hướng hiện đại, tự động, hòa nhập với trình độ nông nghiệp quốc tế. Làn gió công nghiệp 4.0 đã thổi mạnh vào Việt Nam, đến sự áp dụng nông nghiệp 4.0 theo đó cũng được hình thành và bước đầu áp dụng vào thực tiễn.

Hiện tại Việt Nam có tổng cộng 13,8 triệu hộ gia đình nông dân với 78 triệu nông trại nhỏ lẻ. Để cho nông nghiệp ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh, các chuyên gia đã thay đổi lại quy mô nông nghiệp, cùng với đó là áp dụng thêm những kỹ thuật mới từ cuộc cách mạng Nông nghiệp đưa ra.

Mô hình nông nghiệp thông minh. Ảnh baodautu.vn

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định để hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp. Từ những bước phát triển vượt bậc của cả nông dân lẫn doanh nghiệp, đã dẫn đến kết quả là Việt Nam dần có cơ cấu tăng trưởng nông nghiệp trong thương mại, cụ thể là cả trong nội thương và ngoại thương về việc xuất khẩu nông nghiệp.

Để nền nông nghiệp được phát triển bền vững, tăng năng suất, nông dân cũng như các nhà doanh nghiệp đầu tư phải thực hiện công nghệ kỹ thuật canh tác hiện đại, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sản lượng đầu ra cho thị trường.

Bản chất của cuộc cách mạng Nông nghiệp là áp dụng những thành tựu công nghệ trong việc thay đổi phương pháp sản xuất, trên trang trại nhằm mục đích tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống cho nông dân.

Không chỉ riêng Việt Nam mà ở những nước đi trước như Nhật Bản, nông dân nơi đây đã áp dụng thành tựu nông nghiệp cao, không chỉ trong sản xuất lương thực như lúa, rau mà còn cả trong thực phẩm như thịt bò Kobe nổi tiếng khắp thế giới.

Điều này có thể cho thấy rằng nông nghiệp 4.0 được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi, không chỉ ở cây lúa mà còn ở hồ tiêu, ngô, rau và các loại gia súc gia cầm, để đạt được thương phẩm chất lượng.

Như vậy, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, đã tạo ra một khuynh hướng mới cho nông nghiệp nước nhà.

Để thực hiện thành công nông nghiệp 4.0, yêu cầu phải xác định hiện trạng và những bất cập của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá; phân tích các thách thức và khó khăn liên quan đến chính sách hỗ trợ và cơ chế phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Vào những năm tiếp theo, Việt Nam cần có những chính sách phát triển nông nghiệp bằng cách ứng dụng công nghệ cao một cách cụ thể, để nông dân ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận trình độ mới, cải thiện mức sống, chất lượng cuộc sống. Đồng thời, tái cơ cấu ở nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, giữ vững văn hóa nông nghiệp truyền thống từ bao đời nay.